Bạn đang đau đầu về vấn đề giấy phép kinh doanh cũng như các chi phí để chuẩn bị thành lập doanh nghiệp. Bạn chưa giải quyết từng khúc mắc trong quá trình thành lập doanh nghiệp qua bài viết tham khảo sau đây.
Mục lục
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh
Để thành lập doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh phải gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến phòng kinh tế hoặc kế hoạch tài chính thuộc Ủy ban Nhân dân cấp Huyện/Quận – nơi đặt trụ sở kinh doanh. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm loại giấy tờ, hồ sơ dưới đây:

Sổ hộ khẩu photo công chứng.
Bản photo công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân còn thời hạn.
Hợp đồng thuê nhà/địa điểm kinh doanh (trường hợp đi thuê) hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất (trường hợp bạn là chủ sở hữu).
Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh bao gồm đầy đủ các thông tin sau:
– Tên hộ kinh doanh, địa điểm-địa chỉ kinh doanh, số điện thoại chính chủ.
– Ngành nghề tham gia đăng ký kinh doanh.
– Số vốn cụ thể đăng ký kinh doanh
– Số lượng lao động dự tính sử dụng cho hộ kinh doanh.
– Họ và tên, chữ ký, địa chỉ cư trú, số CMND/CCCD còn hiệu lực của đại diện đơn vị kinh doanh.
2. Hướng dẫn hạch toán các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp
Để thành lập doanh nghiệp, bạn cần lên bản hạch toán cụ thể về chi phí thành lập công ty, những khoản chi phí thuê luật sư, công chứng, tiền thuê địa điểm, nhân lực,… Dưới đây là hướng dẫn hạch toán các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp.

Quy định của thuế
Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC tại Chương E168, Điều 3, Khoản 3 quy định, chi phí thành lập doanh nghiệp bao gồm:
Phí đào tạo nhân viên, phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp.
Phí cho giai đoạn nghiên cứu, phí dịch chuyển địa điểm.
Phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, bằng sáng chế,…
Theo quy định của Luật thuế TNDN, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình. Loại tài sản này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, tính trong thời gian tối đa không vượt quá 3 năm.
Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 14, Khoản 12 quy định của pháp luật về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng như sau: Trong trường hợp trước khi doanh nghiệp thành lập, nếu các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức thực hiện chi hộ một số khoản phí có liên quan đến việc thành doanh nghiệp. Chẳng hạn như: mua sắm hàng hóa, vật tư, thiết bị,…thì doanh nghiệp sẽ được phép kê khai, khấu trừ vào thuế GTGT đầu vào.
Điều kiện là hóa đơn GTGT phải đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và thực hiện thanh toán cho cá nhân, tổ chức được ủy quyền qua tài khoản ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị ít nhất từ 20 triệu đồng trở lên.
Hạch toán kế toán
Theo quy định của pháp luật, chi phí thành lập doanh nghiệp, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động, chi phí đào tạo của doanh nghiệp mới thành lập được định khoản như sau:
Nợ TK 242
Nợ TK 133
Có TK liên quan đến doanh nghiệp( 111, 112,331…)
Định kỳ tiến hành phân bổ
Nợ TK 642
Có Tk242
Bài viết trên đây cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Gợi ý hạch toán chi phí và những thủ tục Thiên Luật Phát đưa ra hy vọng sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn.