Kinh doanh dược phẩm là gì, đây là vấn đề được không ít các doanh nghiệp quan tâm. Để giải đáp câu hỏi này cùng những phân tích liên quan, mời bạn đọc theo dõi trong bài viết dưới đây của Pharmarketing.
Kinh doanh dược phẩm là gì?
Đối với một số doanh nghiệp đang quan tâm đến việc kinh doanh, buôn bán nhằm mục đích sinh lời các sản phẩm dược phẩm thì kinh doanh dược phẩm là gì được coi là mối quan tâm hàng đầu. Theo quy định tại điều 2 luật Dược 2016, khái niệm này được hiểu như sau: “Kinh doanh dược là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời’’.
Hiểu một cách đơn giản, bất cứ hoạt động nào liên quan đến dược phẩm với mục đích phát sinh lợi nhuận được gọi là kinh doanh dược phẩm. Đây là hoạt động có nhiều đòi hỏi, tiêu chuẩn và quy định khắt khe bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bộ Y Tế thường xuyên theo sát và ban hành nhiều quyết định nhằm đảm bảo sức khỏe của người dân.
Hoạt động kinh doanh dược phẩm tại nhà thuốc
Lưu ý quan trọng trong marketing dược phẩm
Khi làm marketing dược phẩm, các cơ sở, doanh nghiệp cần đảm bảo những yếu tố như sau:
- Tên công ty cần bao gồm loại hình và tên riêng. Tên này tuyệt đối không được trùng lặp với những công ty khác và không chứa các từ ngữ bị cấm sử dụng. Mọi người có thể tra cứu tên doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia để đảm bảo điều này.
- Trong quá trình kinh doanh thuốc, nhà quản lý cần đăng ký vốn điều lệ phù hợp, không quá nhỏ cũng không quá lớn, gây ảnh hưởng đến việc tính thuế.
- Lựa chọn những mã hàng phù hợp với khả năng kinh doanh của công ty.
- Lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty.
- Hồ sơ hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh dược phẩm gồm có: Chứng chỉ hành nghề dược đối với người chịu trách nhiệm về dược của cơ sở kinh doanh dược phẩm; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm; Đối với cơ sở bán lẻ thuốc cần có Giấy phép hoạt động “Thực hành tốt nhà thuốc”, Đối với cơ sở sản xuất thuốc cần Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất thuốc”, Đối với cơ sở sản xuất bao bì trực tiếp với thuốc cần Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm.
Có rất nhiều vấn đề bạn cần lưu ý khi kinh doanh dược phẩm
Các quy định về kinh doanh dược phẩm
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các quy định về kinh doanh dược phẩm như sau:
- Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, nguyên liệu làm thuốc đảm bảo theo đúng quy định.
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật và nhân sự phải đạt tiêu chuẩn theo GDP do Bộ Y tế ban hành, phù hợp với từng loại hình kinh doanh thuốc;
- Nhãn hiệu của dược phẩm đã được bảo hộ, không tương tự nhãn hiệu đã được chứng nhận độc quyền tại Việt Nam.
- Dược phẩm phải thuộc loại được Bộ y tế cấp visa nhập khẩu.
- Địa chỉ công ty không đặt tại chung cư, nhà tập thể hoặc các địa điểm theo quy định không được dùng làm trụ sở.
- Đơn vị kinh doanh có người quản lý có chứng chỉ hành nghề tương ứng với lĩnh vực hoạt động.
- Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty không thuộc đối tượng bị hạn chế đăng ký kinh doanh hoặc bị cấm đăng ký kinh doanh.
Tóm lại, bài viết đã giải đáp kinh doanh dược phẩm là gì cùng những quy định, lưu ý đối với ngành nghề kinh doanh này. Để kinh doanh thành công cần tìm hiểu rất nhiều kiến thức và yếu tố. Chúc mọi người sớm đạt được những dự định mong muốn.
Bình luận về chủ đề post