Tự do hoá lãi suất những thông tin bạn cần nên lưu ý khi bạn là một chủ doanh nghiệp mới, còn non trẻ trong thị trường kinh doanh chưa có kinh nghiệm nhiều. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Tự do hoá lãi suất là gì?
Khái niệm tự do hoá lãi suất
Tự do hoá lãi suất trong tiếng Anh được gọi là Interest Rate Liberalization.
Tự do hoá lãi suất là cơ chế lãi suất trong đó có rất ít hoặc không có sự can thiệp của các cơ quan chức năng vào việc hình thành lãi suất mà lãi suất được hình thành trên cơ sở thị trường, vận động theo qui luật cung cầu.
>>>Xem thêm :MỘT SỐ LƯU Ý VỀ KẾ TOÁN DÀNH CHO GIÁM ĐỐC KHỞI NGHIỆP
Bản chất
Tự do hoá lãi suất được hiểu là lãi suất hoàn toàn được điều chỉnh theo yêu cầu của thị trường.
Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương đối với lãi suất thị trường được điều hành thông qua các công cụ gián tiếp như lãi suất tái chiết khấu hay tái cấp vốn để tác động lên cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ nhằm xác lập mức lãi suất cân bằng.
Như vậy tự do hoá lãi suất có thể được hiểu là
Việc tháo bỏ hoàn toàn các ràng buộc về lãi suất trong nền kinh tế, cho phép lãi suất trong nền kinh tế đạt tới điểm cân bằng của nó.
Thực chất của tự do hoá lãi suất là một quá trình loại bỏ các qui phạm, giới hạn bất hợp lí, loại bỏ tối đa các kiểm soát về lãi suất trong kinh doanh tiền tệ của khu vực trung gian tài chính và thay thế bằng các biện pháp điều tiết lãi suất gián tiếp của Ngân hàng Trung ương thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ.
Trong điều hành chính sách lãi suất
Ngân hàng Trung ương chỉ công bố các mức lãi suất áp dụng đối với các khoản cho vay tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn của mình đối với các tổ chức tín dụng.
Các mức lãi suất tiền gửi, cho vay cụ thể theo từng thời kì, từng đối tượng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế sẽ do tổ chức tín dụng tự ấn định, dựa trên cung cầu vốn và sự cạnh tranh trên thị trường, từ đó hình thành nên mức lãi suất phản ánh đúng nhu cầu thị trường.
Lợi ích
Tự do hoá lãi suất góp phần làm cho các dòng vốn trong xã hội được tự do lưu chuyển đến bất kì đâu, tùy thuộc vào ý muốn của nhà đầu tư mà không phải gặp bất cứ sự ngăn cản phi kinh tế nào. Lãi suất khi đó tự điều chỉnh linh hoạt và nhạy cảm, phản ánh nhu cầu đòi hỏi của thị trường.
>>>Xem thêm :Khái niệm quản lý về cách thức và hình thức cho doanh nghiệp
Điều kiện thực hiện
Để tự do hoá lãi suất, cần có những điều kiện sau:
– Một là, hành lang pháp lí cho hoạt động kinh tế tài chính đã tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh.
– Hai là, thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán đã ra đời và vận hành hiệu quả.
– Ba là, các tổ chức kinh tế đều đảm bảo khả năng sử dụng vốn triệt để và có hiệu quả.
– Bốn là, môi trường kinh tế vĩ mô đã ổn định và tương đối chắc chắn.
– Năm là, hệ thống ngân hàng ổn định và hoạt động hữu hiệu.
Khi muốn điều hành lãi suất kinh doanh
Các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ từng giai đoạn, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện thông qua điều hành lãi suất tái chiết khấu của mình đối với các tổ chức tín dụng, từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
Diễn biến lãi suất qua các giai đoạn
Cùng với tiến trình mở của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thị trường tiền tệ cũng có sự biến động với những tác động từ thị trường quốc tế, trong đó biểu hiện rõ nhất là những diễn biến của lãi suất qua từng giai đoạn.
Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1993
Từ ngày 26/3/1988, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đổi mới cơ cấu tổ chức theo Nghị định 53/HĐBT, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngân hàng cũng như điều hành về lãi suất. Theo đó, nếu trước đây hệ thống ngân hàng hoạt động độc quyền thì nay đã hình thành nên ngân hàng thương mại (NHTM) hoạt động dưới sự kiểm soát của NHNN.
Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2000
Tự do hoá lãi suất năm 1996, theo nghị quyết của Quốc hội, NHNN bãi bỏ chính sách thu thuế doanh thu của các hoạt động tín dụng nhằm giảm chi phí cho vay, song lãi suất cho vay vẫn tăng đột biến trên 20%/năm. Lãi suất cho vay duy trì có sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị, trong khi tại khu vực nông thôn, NHNN duy trì lãi suất cao hơn để kích thích nguồn vốn vay về khu vực này.
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về tự do hoá lãi suất trong kinh doanh chủ doanh nghiệp cần lưu ý. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết của tencongty.com.vn nhé.
>>Xem thêm :Phân khúc thị trường và vai trò của nó trong kinh doanh
Mỹ Phượng-tổng hợp
Tham khảo ( tapchitaichinh, sbv, … )